Thursday, October 30, 2014

Những hóa chất người mang thai không nên tiếp xúc

Những hóa chất dưới đây có thể ảnh hưởng đến thai phụ trong thời kỳ mang thai mà bạn nên tránh

1. Sơn phòng

Việc sơn nhà (hoặc tiếp xúc với sơn) không có lợi cho sức khỏe bà bầu. Tất cả các loại sơn đều chứa hóa chất tạo mùi và chưa ai có thể chắc chắn, những hóa chất đó ảnh hưởng đến thai nhi ở mức độ nào.
Sơn phòng

  Sơn gốc dầu (oil – based) có liên quan đến nguy cơ sảy thai và dị tật thai hơn sơn gốc nước (water – based). Cũng có một số hóa chất trong sơn được chứng minh là an toàn đối với thai phụ.

 Theo Trung tâm bảo vệ môi trường Mỹ, bạn cần tránh những căn phòng mới sơn ít nhất hai ngày sau khi công việc sơn hoàn tất. Nếu chỉ sơn một phòng thì hóa chất từ sơn có thể bay sang những phòng khác; vì thế, bạn cần cách ly với khu vực này ít nhất một ngày sau khi công việc sơn hoàn thành. mối nguy hiểm với bà bầu

 2. Hóa chất vệ sinh nhà cửa

 Đây cũng là một trong những hoạt động bạn cần lưu ý. Bạn cần kiểm tra các sản phẩm tẩy rửa, tránh nhãn chứa chất độc; chẳng hạn, chất lau chùi lò nướng hay cửa sổ chứa glycol – chất có liên quan đến sảy thai và phenol – chất làm tăng khả năng dị tật, thai chết lưu.

 Ngoài ra, dung dịch tẩy rửa thường chứa chất tạo mùi mạnh như ammonia hoặc chlorine, tuy không gây hại cho thai nhưng lại khiến mẹ buồn nôn.

 Mẹo nhỏ: Bạn hãy mở tất cả các cửa trong khi lau chùi, nên đeo găng tay và khẩu trang khi sử dụng chất tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên

 3. Sử dụng thuốc diệt côn trùng

 Một nghiên cứu mới đây cho biết, thai phụ tiếp xúc thường xuyên với thuốc diệt côn trùng sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai. Vì thế, cách an toàn nhất là thai phụ cần tránh xa khu vực có chất diệt kiến (muỗi) càng xa càng tốt.

Nếu buộc phải phun thuốc diệt côn trùng, bạn có thể tham khảo vài chỉ dẫn an toàn như sau:

 - Nhường công việc này cho người nhà: Còn bạn, cần tránh xa vùng được phun thuốc trong thời gian an toàn ghi trên nhãn mác.

 - Cất đậy đồ vật an toàn: Trước khi phun thuốc, bạn cần di chuyển thức ăn và vật đựng thức ăn khỏi khu vực bị ảnh hưởng.

- Lau rửa đồ vật sau phun thuốc: Nếu vài chiếc cốc còn sót lại trong căn phòng vừa được phun thuốc thì bạn cần lau rửa cốc sạch trước khi sử dụng tiếp hoặc đọc bài viết: lưu ý khi sử dụng thuốc diệt côn trùng

 4. Nhuộm hoặc làm tóc xoăn

 Một số nghiên cứu cho biết, hóa chất có trong thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn tóc không gây sảy thai hay dị tật thai; trong khi một số nghiên cứu khác có kết quả trái ngược. Hóa chất từ thuốc nhuộm có thể xâm nhập vào da đầu, đi vào mạch máu của mẹ, rồi ảnh hưởng đến thai. Vì lý do đó, nhiều bác sĩ khuyên thai phụ nên tránh các hoạt động làm đẹp tóc, nhất là trong quý I – thời điểm bé đang hình thành những cơ quan đầu tiên.


Thuốc nhuộm tóc

Nếu phải làm tóc xoăn, cần đảm bảo thuốc nhuộm không tiếp xúc với da đầu. Thuốc nhuộm tóc nguồn gốc thực vật (vegetable-based) được coi là an toàn nhất. Bạn cũng nên tránh hít phải mùi thơm từ thuốc nhuộm hay thuốc uốn tóc.

Kết: Để bảo vệ sức khỏe cho mình và thai nhi trong bụng thì các thai phụ nên tránh xa các hóa chất để có một đứa con hoàn hảo và làm một bà mẹ hạnh phúc.

Bọ xít hút máu chứa ký sinh trùng và khả năng kháng thuốc cao

Thời gian gần đây bọ xít hút máu có chứa ký sinh trùng xuất hiện ngày càng nhiều và nghiên cứu mới đây phát hiện chúng có khả năng kháng thuốc trừ sâu rất cao nên gây hoang mang trong dư luận.

 Phát hiện ký sinh trùng đơn bào

 PGS.TS Trương Xuân Lam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, bọ xít hút máu là một loài côn trùng hút máu nên vết chích của nó khiến con người khó chịu, dị ứng rộng, thậm chí gây sốt nhất là với trẻ em.

 Ngoài ra, loài này được biết đến là một vector truyền ký sinh trùng Trypanosoma cruzi ở Châu Mỹ La Tinh gây ra bệnh Chagas. Ở nước ta trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác nhận sự hiện diện trong hệ thống tiêu hóa của bọ xít hút máu có ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Trypanosoma (chưa xác định được tên).

 Hiện chưa xác định được ký sinh trùng đó gây bệnh ở mức độ nào nhưng ở phương diện côn trùng học cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng sự sinh trưởng, phát tán lan rộng của loài côn trùng này, đặc biệt bố trí theo dõi dài hạn với những người đã bị bọ xít đốt, xác định tên loài ký sinh trùng từ đó thiết lập một hệ thống giám sát dịch tễ học thích nghi để phòng tránh sự xuất hiện của bệnh Chagas ở Việt Nam.

 TS Phạm Thị Khoa, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư nhấn mạnh, bệnh Chagas được phân bố chủ yếu trong thế giới mới. Tác nhân gây bệnh là máu ký sinh trùng đơn bào Trypanosoma cruzi chúng xâm nhập vào chủ thể thông qua các cá thể bọ xít hút máu trên da chủ thể hoặc niêm mạc. Kể từ đầu năm 2010, bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata gây ra nhiều băn khoăn và lo lắng trong người dân ở nhiều địa điểm của Việt Nam. Hoạt động của chúng chủ yếu hút máu vào ban đêm. Cụ thể, bọ xít cắn vào cơ thể gây ngứa và sưng, tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về ký sinh trùng có trong bọ xít hút máu và khả năng lây truyền sang người.

 Kháng thuốc cao

 Trong quá trình nghiên cứu bọ xít, TS Phạm Thị Khoa đã nuôi chúng và rất ngạc nhiên về sự phát triển của loài này. Cụ thể, khả năng sinh sản của bọ xít hút máu rất cao bất kể điều kiện phòng thí nghiệm ra sao. Một con bọ xít cái hút máu chuột bạch cứ 2 ngày/lần có thể đẻ 327 trứng trong 7 tháng.

Bọ xít hút máu


Ngoài ra, để chuẩn bị một chiến dịch có thể trực tiếp chống lại các bọ xít hút máu, nhằm mục đích đánh giá nhạy cảm của côn trùng cũng như giúp người dân giảm căng thẳng vì lo lắng bọ xít đốt, TS Phạm Thị Khoa đã thử nghiệm diệt chúng bằng thuốc trừ sâu thường được sử dụng ở Việt Nam. Bọ xít được thử nghiệm thuốc trừ sâu dưới dạng tiếp xúc giấy ngâm tẩm trong 1 - 3 ngày, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển (thứ hai hoặc thứ năm giai đoạn nhộng) đã cho thấy, chúng kháng với thuốc alpha-cypermethrin tại 30mg/m2.


 Tác giả Schofield C.J (Anh) đã "hiến kế" giảm bọ xít hút máu cũng như kiểm soát dịch tễ cho Việt Nam hay khu vực Đông Nam Á: Cần xem việc giám sát côn trùng là cần thiết để tránh những nguy cơ lớn về truyền vectơ mới và không bị động như các nước châu Mỹ La tinh. Ngoài ra, cần có nhiều dữ liệu hơn để hiểu các tuyến đường di cư của các loài địa phương, chủ nhà, sở thích, năng lực phán tán chủ động, thụ động và các cơ chế của các cuộc tấn công tới con người. Phải thiết lập một dịch tễ học dài hạn theo dõi để xác nhận rằng ký sinh trùng được tìm thấy trong các bọ xít hút máu thu thập trong nhà không làm hại con người. Đối với bọ xít kháng thuốc cần sử dụng các đội xử lý kỹ thuật được đào tạo, sử dụng thuốc trừ sâu chất lượng tốt, thiết bị ứng dụng hiện đại để chắc chắn phòng trừ được bọ xít hút máu.

Kết: Việc nghiên cứu các biện pháp tiêu diệt loại bọ xít hút máu là việc hết sức quan trọng nhầm không gây ảnh hướng đến sức khỏe cho con người

"Sung dược" làm từ mối chúa cho quý ông

Mối chúa có hình dạng giống như một con sâu, các chi bị teo không thể di chuyển được, muốn di chuyển phải nhờ đến mối thợ. Mối chúa nằm sâu bên trong tổ mối.

Mối chúa trắng nõn như trứng gà bóc, bụng thì mọng và phưỡn ra, bên trong chứa đầy chất lỏng sền sệt như sữa yaua đặc. Một con mối chúa có thể sinh sống và đẻ trong 10 năm.

 Phân công xã hội của một tổ mối thì mối vua (King termite) giữ vai trò giao phối và mối chúa (Queen termite) giữ vai trò đẻ trứng.

 Mối vua dài khoảng 10 – 15mm trong khi mối chúa to gấp nhiều lần.Thụ tinh một lần trong cuộc đời đẻ được khoảng 15 triệu trứng. Ngoài ra còn có mối thợ chuyên xây tổ và mối lính (có cặp càng bự) chuyên bảo vệ tổ.

 Mối chúa được nằm trong một phòng riêng biệt làm bằng đất rất mịn có hình như cái tô úp ngược màu vàng ngà hoặc nâu (có người còn ví giống như cái bánh tiêu). Đặc biệt phòng này chỉ nằm ở hướng mặt trời mọc. Nên lợi dụng đặc điểm này những người đi săn mối chúa đỡ tốn công sức tìm kiếm và tránh được đám mối thợ và mối lính hung hãn đang bảo vệ tổ. Khi bắt được “phòng” của mối chúa thì cần phải giữ nguyên nếu muốn chúng sống cho tới khi chế biến ăn tươi. Nếu đã phá “phòng” ra thì cách tốt nhất là ngâm ngay vào trong rượu trắng để bảo quản nếu không chúng sẽ chết rất nhanh sau vài phút. Nếu không chết thì rất dễ vỡ vì bụng mối chúa rất “mong manh dễ rách”.

 Mối chúa được xem là món ăn có nhiều đạm, bổ cho những người yếu thận, tăng cường sinh lực, giúp khí huyết lưu thông. Từ con mối chúa, mối hậu người ta có thể làm nhiều món khác nhau từ rang, xào, hấp, chiên, ngâm mối chúa với rượu…

 Một đĩa mối chúa có khi lên đến vài trăm ngàn đồng chuyên phục vụ các “đại gia” do tin vào công dụng truyền miệng nhau: bổ thận và tăng cường sinh lực! Khách hàng có người mua chiên hay nướng ăn, cũng có người bỏ mối chúa vô chén nước mắm rồi bốc lên ăn sống. Phụ nữ cũng khoái ăn mối chúa, đồn rằng ăn mối chúa vào sinh nở dễ hơn!”.

Rượu ngâm mối chúa
 Thế nhưng đa phần người ta dùng mối chúa ngâm rượu thuốc. Theo lương y Nguyễn Công Đức, y học cổ truyền thường dùng tổ mối chúa, hoặc tất cả các con mối cả chúa, thợ, lính để trị bệnh. Loại rượu được ngâm từ mối cũng rất đặc biệt, có công dụng bổ khí huyết, giúp tăng sinh lực, thân thể cường tráng, làm mát huyết trừ nhọt độc. Mối chúa rất quý, hiếm, nên chọn con còn sống. Dùng 200 gr mối còn sống rửa sạch ngâm với 1 lít rượu gạo 40 độ, ngâm trong 10 ngày. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ (độ 20ml), ngày dùng 3 lần sau mỗi bữa ăn.

Đôi khi những thứ tưởng chừng không có lợi lại mang lại bổ ích cho con người. Nhưng cũng nên cân nhắc việc dùng loại rượu thuốc này vì giá cả của nó không hề rẻ.

 

307/22 Bàu Cát - Phường 12 - Quận Tân Bình -TP.HCM

+84 908 512 646

buituanduong@yahoo.com.vn